Anonymizer VPN là gì? Có nên sử dụng hay không?

Anonymizer được thành lập tại Mỹ vào năm 1995 bởi Lance Cottrell. Đây được xem như một con khủng long của VPN vào thời điểm bấy giờ. Tuy nhiên, so với sự phát triển của những  dịch vụ VPN hiện nay, Anonymizer lại có khá nhiều điểm bất cập. Vậy cụ thể hơn, Anonymizer VPN là gì? Anonymizer có những ưu và nhược điểm nào? Bài viết dưới đây là những phân tích để bạn có cái nhìn khách quan hơn.

Ưu điểm của Anonymizer VPN

Với hơn 20 năm có mặt trên thị trường, Anonymizer VPN cho người dùng thấy rất nhiều ưu điểm nổi bật. Cụ thể:

Tùy chọn giao thức và mã hóa mới nhất

Anonymizer sử dụng giao thức mặc định tốt nhất trên thị trường hiện nay, đó là OpenVPN. Giao thức này hoạt động trên công nghệ SSL/TLS mà hầu hết các trang web hiện nay phải có. Thêm vào đó, OpenVPN là mã nguồn mở, vì vậy chúng khá an toàn. Giao thức này gần như không có lỗ hổng về bảo mật. Ngoài ra, bạn cũng có thể chuyển sang giao thức L2TP / IPsec. Nhờ vậy, người dùng có thể truy cập an toàn vào bất kỳ mạng Wifi công cộng nào.

Anonymizer sử dụng giao thức mặc định mới và tốt nhất trên thị trường hiện nay, đó là OpenVPN
Anonymizer sử dụng giao thức mặc định mới và tốt nhất trên thị trường hiện nay, đó là OpenVPN

Bảo vệ rò rỉ DNS

Rò rỉ DNS là một loại rủi ro liên quan đến vấn đề bảo mật. Chúng làm lộ những thông tin về hoạt động trực tuyến của bạn. Thông thường, mạng máy tính của bạn sẽ được kết nối qua máy chủ DNS của dịch vụ Internet đang sử dụng. ISP có thể truy cập vào thông tin liên lạc trực tuyến của bạn, từ đó, quyền riêng tư của bạn sẽ bị đe dọa. Để tránh gặp phải rủi ro này, sử dụng Anonymizer VPN sẽ là lựa chọn tốt nhất giúp quyền riêng tư của bạn được bảo vệ.

Bảo vệ người dùng khỏi vấn đề rò rỉ DNS
Bảo vệ người dùng khỏi vấn đề rò rỉ DNS

Đa nền tảng

Anonymizer VPN hỗ trợ người dùng trên đa nền tảng. Việc này đáp ứng được hầu hết những nhu cầu của người dùng hiện nay. Những nền tảng bao gồm: Mac, Windows, Android, iOS, Linux,…

Nhược điểm của Anonymizer VPN

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, VPN này còn có những hạn chế nhất định. Do vậy, bạn cần thật sự cân nhắc những vấn đề này trước khi quyết định có lựa chọn chúng hay không.

Có ghi lại nhật ký trực tuyến của người dùng

Anonymizer cho biết họ sẽ không lưu giữ nhật ký về các hoạt động trên trang web của người dùng. Trong một vài trường hợp bạn không cần quá lo lắng bởi VPN này sẽ chỉ ghi lại những thông tin dữ liệu ở mức “bề mặt”. Việc làm này nhằm mục đích sử dụng để theo dõi hiệu suất phần mềm VPN.

Tuy nhiên, trong những trường hợp khác, bạn thật sự nên lo lắng. Bởi có thể nhật ký trực tuyến của bạn sẽ được lưu giữ để phục vụ cho những mục đích khác. Ảnh hưởng đến quyền riêng tư cá nhân. 

Vì vậy, hãy dành một chút thời gian và đọc hiểu kỹ những điều khoản trước khi muốn sử dụng dịch vụ VPN này. Đó có thể là việc cơ quan an ninh yêu cầu đơn vị cung cấp thông tin của người dùng. Việc này có thể xuất hiện ở những quốc gia như New Zealand, Úc, Canada, Hoa Kỳ, Vương quốc Anh,… Những rò rỉ của Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (NSA) vào năm 2013 cũng từng tiết lộ rằng: Các quốc gia này về cơ bản đang theo dõi công dân, họ thực hiện những chương trình giám sát toàn cầu.

Bên cạnh đó, việc ghi lại nhật ký trực tuyến còn khiến người dùng bị những đối tượng xấu, tin tặc, tội phạm mạng xâm nhập và đánh cắp thông tin.

Quá ít máy chủ

Hiện nay, có những VPN cung cấp hàng nghìn máy chủ tại hàng trăm địa điểm trên toàn cầu. Ví dụ, NordVPN có hơn 3350 máy chủ, Surf Shark có 3.200 máy chủ,… Trong khi đó, Anonymizer lại chỉ có duy nhất 2 máy chủ. Một ở San Diego (Hoa Kỳ) và một ở Amsterdam (Hà Lan).

Nếu bạn không ở gần một trong hai địa điểm đặt máy chủ trên, hiệu suất của bạn sẽ luôn gặp khó khăn. Nó cũng chỉ ra rằng tất cả người dùng VPN này phải tranh giành tài nguyên trên những thiết bị máy chủ đang hoạt động quá tải.

Quá ít máy chủ là một hạn chế lớn của Anonymizer VPN
Quá ít máy chủ là một hạn chế lớn của Anonymizer VPN

Tốc độ chậm

Anonymizer VPN khiến tốc độ truy cập của bạn trở nên chậm chạp. Dưới đây là một vài thông số về tốc độ được kiểm tra ở hai máy chủ VPN Anonymizer:

Máy chủ ở Hoa Kỳ:

  • Ping: 289
  • Tải xuống: 21.75 MBPS
  • Tải lên: 3.67 MBPS

Máy chủ ở Hà Lan:

  • Ping: 37
  • Tải xuống: 14,66 MBPS
  • Tải lên: 17,54 MBPS
Anonymizer VPN khiến tốc độ truy cập của bạn trở nên chậm chạp
Anonymizer VPN khiến tốc độ truy cập của bạn trở nên chậm chạp

Khả năng tương thích với thiết bị còn hạn chế

Bạn có thể sử dụng Anonymizer trên tối đa sáu thiết bị. Việc này khá tốt so với hầu hết các đối thủ cạnh tranh khi chỉ cho phép ba đến năm kết nối đồng thời.

Tuy nhiên, chỉ có các ứng dụng dành cho thiết bị Windows và Mac. Không có ứng dụng dành cho điện thoại di động. Ngoài ra, chúng cũng không hỗ trợ TV thông minh, bảng điều khiển trò chơi hay các bộ định tuyến.

Giá cả và các gói dịch vụ

Anonymizer cung cấp gói trả phí sau 14 ngày dùng thử miễn phí. Nghĩa là, bạn có thể dùng thử Anonymizer trong 14 ngày, nếu cảm thấy phù hợp và muốn trải nghiệm dịch vụ trọn vẹn với những tính năng nổi bật hơn bạn có thể đăng ký mua gói trả phí.

Anonymizer không cung cấp gói dịch vụ theo tháng hay theo quý như những nhà cung cấp VPN khác. Người dùng nếu muốn sử dụng phải đăng ký gói 12 tháng trị giá $79,99. Tuy nhiên, vấn đề này lại khiến khá nhiều người dùng cảm thấy không phù hợp. Bởi thời gian 12 tháng với nhiều người là quá dài. Anonymizer chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng, séc, thẻ quà tặng và tiền mặt.

Việc đăng ký trả phí cấp cho bạn quyền truy cập vào hai vị trí máy chủ. Đồng thời:

  • Hỗ trợ 24/7
  • Sử dụng ứng dụng đa nền tảng với tối đa năm kết nối đồng thời
  • Tận hưởng VPN với giao thức OpenVPN và mã hóa AES 256-bit.
Khách hàng có 14 ngày dùng thử miễn phí
Khách hàng có 14 ngày dùng thử miễn phí

Đặc điểm nổi bật khác của Anonymizer VPN

Anonymizer cung cấp phần mềm gốc cho Windows, Mac, Linux, iOS và Android. Trên thiết bị di động, trước tiên bạn cần cài đặt ứng dụng OpenVPN Connect, sau đó tải xuống tệp cấu hình của Anonymizer. Sau khi đăng ký xong, bạn sẽ nhận được email chào mừng, cung cấp khu vực người dùng. Nơi mà bạn có thể tải xuống trình cài đặt phần mềm của mình. Giao diện trực quan và phù hợp cho cả những người dùng mới và người dùng cao cấp. Mọi thứ được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng.

  • Bạn cũng có thể ẩn hoặc hiển thị một số tùy chọn về tài khoản, địa chỉ IP hiện tại của bạn.
  • Dễ dàng chuyển đổi máy chủ, bật tính năng bảo vệ chống rò rỉ DNS.
  • Kiểm tra các bản cập nhật ứng dụng và điều chỉnh hành vi của ứng dụng khi khởi động hệ thống và vị trí.
  • Mọi thông số kỹ thuật đều được hiển thị giúp người dùng dễ dàng kiểm tra và quản lý. 
  • Hỗ trợ 24/7 nhanh chóng. Người dùng có thể tìm kiếm trả lời cho những câu hỏi thường gặp, hỗ trợ giải đáp qua email,…
  • Các giao thức giúp người dùng linh hoạt trong việc kết nối bao gồm OpenVPN (TCP và UDP) và L2TP / IPSec.

Có nên sử dụng Anonymizer VPN hay không?

Với những phân tích của bài viết trên, có thể thấy Anonymizer VPN có khá nhiều nhược điểm lớn. Do vậy, chúng tôi không khuyến khích bạn đăng ký dịch vụ VPN này. Thay vào đó, bạn có thể lựa chọn những cái tên tiêu biểu hơn như NordVPN, SurfShark, AtlasVPN, ExpressVPN, Cyberghost,…

Nội dung bài viết trên là những thông tin giới thiệu về Anonymizer VPN. Qua đây giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về những ưu và nhược điểm của chúng. Để từ đó đưa ra quyết định lựa chọn sử dụng Anonymizer VPN hay không. Chia sẻ bài viết và theo dõi rubynpn.com để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích hơn nhé!

Recommended by RubyVPN

1. NordVPN

Visit NordVPN

 5

2. Surfshark

Visit Surfshark

 4.8

3. ExpressVPN

visit Express

 4.6

4. Atlas VPN

visit Atlas

 4.6

Viết một bình luận