DNS vs VPN: Điểm khác nhau và mức độ bảo mật

Hiện nay, thị trường có rất nhiều những dịch vụ được thiết kế giúp người dùng dễ dàng truy cập vào những nội dung bị hạn chế tại nhiều khu vực. Tiêu biểu nhất phải kể đến DNS và VPN. Nhìn chung, mỗi dịch vụ đều có những ưu và nhược điểm khác nhau. Việc này cũng khiến người dùng đặt ra rất nhiều câu hỏi, rằng DNS vs VPN cái nào có tính bảo mật tốt hơn? Chúng giống và khác nhau như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của rubyvnp.com để được giải đáp những thắc mắc này nhé!

DNS vs VPN giống và khác nhau như thế nào?
DNS vs VPN giống và khác nhau như thế nào?

DNS là gì?

DNS là viết tắt của Domain Name System, đây là hệ thống tên miền. Chúng được ví như một “danh bạ” của Internet. Máy chủ DNS có nhiệm vụ ghép nối các miền web với địa chỉ IP cơ bản của trang web.

Hiểu một cách đơn giản, DNS là một hệ thống giúp chuyển đổi tên miền website ở dạng www.tenmien.com thành địa chỉ IP dạng số và ngược lại. Việc này giúp liên kết những thiết bị mạng lại nhằm mục đích định vị hoặc gán địa chỉ cho các thông tin trên internet.

Xét về chức năng, DNS được coi như một “người phiên dịch” và “người truyền đạt thông tin”. Chúng sẽ tiến hành dịch tên miền sang địa chỉ IP hoặc ngược lại. Ví dụ: www.tenmien.com > 421.64.874.899 hoặc 421.64.874.899 > www.tenmien.com.

DNS được ví như một “danh bạ” của Internet
DNS được ví như một “danh bạ” của Internet

VPN là gì?

VPN là mạng riêng ảo, chúng cho phép người dùng kết nối đến mạng riêng bảo mật từ xa. VPN được sử dụng rất rộng rãi để các doanh nghiệp cho phép nhân viên của họ truy cập vào các cơ sở dữ liệu, ứng dụng nội bộ. 

VPN hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ uy tín, trong đó phải kể đến ExpressVPN, OpenVPN,… Chúng sẽ hướng mọi lưu lượng Internet tới một mạng mới. Sau đó, người dùng sẽ thực hiện duyệt web qua mạng đó.

VPN cho phép người dùng truy cập vào được vào cả những trang mạng bị giới hạn khu vực truy cập. Chúng giúp nâng cao tính bảo mật và mức độ riêng tư khi tham gia duyệt web trực tuyến. Sống trong thời kỳ có rất nhiều công ty muốn truy cập để đánh dữ liệu, lịch sử duyệt web của người dùng thì việc sử dụng VPN là rất cần thiết.

VPN còn che đi địa chỉ IP thực của bạn, không ai có thể biết bạn có thật sự đang ở đó hay không. Ví dụ, bạn đang sinh sống tại Việt Nam nhưng có kết nối với VPN tại Anh thì website sẽ cho hiển thị địa chỉ IP phiên bản Hoa Kỳ của website đó.

VPN giúp nâng cao tính bảo mật và mức độ riêng tư khi tham gia duyệt web trực tuyến
VPN giúp nâng cao tính bảo mật và mức độ riêng tư khi tham gia duyệt web trực tuyến

Điểm giống nhau giữa DNS vs VPN

DNS và VPN là những công nghệ có sự khác biệt. Tuy nhiên, xét từ góc độ người dùng, chúng lại có điểm tương đồng nhất định. Cụ thể, bạn có thể sử dụng cả DNS và VPN để đánh lừa trang web hoặc dịch vụ đang truy cập rằng bạn đang truy cập từ một vị trí khác vị trí thực. 

Hầu hết những dịch vụ VPN hiện nay đều cho phép người dùng lựa chọn vị trí đặt máy chủ mà họ đang sử dụng. Điều này cho phép lựa chọn khu vực xuất hiện hiệu quả hơn.

DNS có chức năng chặn lưu lượng truy cập vào danh sách những website mà người dùng muốn đánh lừa rằng họ đang ở một vị trí khác. Sau đó, sẽ làm như bạn đang ở khu vực được chọn.

Điểm khác nhau giữa DNS vs VPN

Điểm khác biệt quan trọng nhất là DNS gần như không bảo vệ quyền riêng tư của người dùng khi truy cập mạng công cộng như những gì mà VPN đã làm. Bất kỳ ai cũng có thể nhìn thấy bạn đang làm gì nếu bạn sử dụng wifi, mạng công cộng.

Một DNS sẽ hoạt động ở cấp bộ định tuyến trên mọi bộ định tuyến cho phép người dùng chỉ định DNS nào muốn sử dụng. Không giống vậy, VPN chỉ hoạt động ở những bộ định tuyến chuyên dụng. Chúng có thể chạy phần mềm máy khách VPN.

Trong trường hợp không có những bộ định tuyến này, người dùng sẽ phải chạy phần mềm VPN trên mỗi thiết bị. Việc này không phải muốn thực hiện là được, nhất là trên những thiết bị điều khiển trò chơi hoặc Apple TV. DNS cũng được đánh giá là có tốc độ nhanh hơn sao với VPN. Bởi DNS không phải định tuyến dữ  liệu của người dùng thông qua máy chủ ở xa như VPN.

VPN và VPN về bản chất là không cho ai biết bạn đang thực sự truy cập tại vị trí nào. Nhưng cách thức làm điều này lại khác nhau. VPN sử dụng đường hầm để đánh lừa rằng bạn đang truy cập mạng từ vị trí khác. DNS lại sử dụng việc thay đổi DNS để đánh lừa những trang web cho rằng bạn đang truy cập tại một vị trí khác. Thông thường vị trí sẽ là những vị trí nằm trong danh sách đủ điều kiện của của.

DNS được đánh giá là có tốc độ nhanh hơn so với VPN
DNS được đánh giá là có tốc độ nhanh hơn so với VPN

Ảnh hưởng bảo mật 

Xét về những ảnh hưởng của bảo mật, DNS vs VPN khác nhau như thế nào? Đâu là dịch vụ có mức độ bảo mật tốt hơn? Cùng phân tích trong nội dung ngay dưới đây nhé!

Ảnh hưởng bảo mật của VPN

VPN được coi là công cụ hàng đầu trong việc chống lại sự xâm nhập của những tin tặc. Lợi ích lớn nhất là VPN mang lại chính là mã hóa lưu lượng. Các hacker sẽ không thể biết được bạn đang làm gì hay ISP của bạn. Bởi chúng được đi qua một đường hầm bảo mật tới mạng VPN, chúng sẽ không được hiển thị cho đến khi bạn truy cập vào internet công cộng. Lưu ý,  để trình duyệt luôn được mã hóa, bạn chỉ được phép truy cập vào các trang https.

Ngoài ra, khi lựa chọn đơn vị cung cấp VPN, bạn cũng cần lưu ý và thật sự cảnh giác. Bởi không phải tất cả đều bình đẳng và có độ bảo mật tốt như nhau. Sẽ vẫn có những lỗ hổng trong vấn đề bảo mật, ví dụ với gió thức PPTP.

Những VPN an toàn sẽ không ẩn đăng nhập lưu lượng. Bởi xét về  lý thuyết, những đăng nhập này sẽ cho phép nhà cung cấp VPN kết hợp địa chỉ IP cùng với dấu thời gian cho khách hàng của họ.

VPN được coi là công cụ hàng đầu trong việc chống lại sự xâm nhập của những tin tặc
VPN được coi là công cụ hàng đầu trong việc chống lại sự xâm nhập của những tin tặc

Ảnh hưởng bảo mật của DNS

Các máy chủ DNS không được xem là một biện pháp bảo mật. Các nhà cung cấp hàng đầu thế giới hiện nay đã cho ra mắt những công nghệ như DNS-over-HTTPS và DNSSEC. Tuy nhiên, bạn sẽ không thấy được tính năng bảo mật trên những dịch vụ này. Chúng sẽ chỉ tập trung chủ yếu vào việc làm ra vị trí thực của bạn.

Đặc biệt, VNS cũng không thực hiện mã hóa dữ liệu của người dùng. Do vậy, tốc độ xử lý của DNS cũng cao hơn khá nhiều so với VPN. Tuy nhiên, chúng không che giấu lưu lượng từ những công ty, website, IPS, chính phủ hoặc những ai muốn theo dõi bạn. Tóm lại, mọi lưu lượng của bạn đều sẽ bị ghi lại và những ai có công cụ chuẩn đều xem được.

Người dùng sử dụng DNS sẽ có nguy cơ bị tấn công từ những đối tượng trung gian (MITM). Những cuộc tấn công này xảy ra khi hacker chặn và làm thay đổi lưu lượng giữa hai bên.

Máy chủ DNS chính là cách mà hacker tận dụng để mở ra những cuộc tấn công MITM. Sẽ rất dễ dàng để một nhà cung cấp DNS thông minh trả một cái giá rẻ và chiếm quyền điều khiển DNS.

Do vậy, trước khi quyết định đăng ký một đơn vị cung cấp DNS bất kỳ, bạn cần có thời gian để nghiên cứu và tìm hiểu thật kỹ những chính sách bảo mật. Bạn sẽ hiểu và được làm rõ về những gì mà nhà cung cấp đang khai thác. Liệu họ có biết thông tin về bạn hay những dữ liệu của bạn hay không.

Lời kết, 

Trên đây là những thông tin phân tích so sánh chi tiết về DNS vs VPN. Qua đó giúp bạn đọc có được câu trả lời cho câu hỏi rằng DNS và VPN cái nào có tính bảo mật tốt hơn? Chúng giống và khác nhau như thế nào? Một lời khuyên dành cho bạn là nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề bảo mật, sự riêng tư thì tốt nhất nên lựa chọn VPN. Còn nếu bạn đang muốn truy cập  và duyệt web nhanh hơn thì nên lựa chọn DNS. Hãy theo dõi rubyvpn.com để thường xuyên cập nhật những thông tin thú vị và bổ ích.

Recommended by RubyVPN

1. NordVPN

Visit NordVPN

 5

2. Surfshark

Visit Surfshark

 4.8

3. ExpressVPN

visit Express

 4.6

4. Atlas VPN

visit Atlas

 4.6

Viết một bình luận