Vấn đề bảo mật, mức độ an toàn khi hoạt động trực tuyến hiện nay được người dùng mạng vô cùng quan tâm. Nếu đã tìm hiểu về những biện pháp bảo vệ này chắc hẳn bạn sẽ biết đến VPN Tunnel. Tuy nhiên, với những người mới, khái niệm này dường như vẫn là một ẩn số đang cần khai thác. Vậy VPN Tunnel là gì? VPN Tunnel hoạt động như thế nào? Có những giao thức VPN Tunnel nào? Bài viết dưới đây là những phân tích giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.
VPN Tunnel là gì?
VPN Tunnel là viết tắt của Virtual Private Network Tunnel. Đây là một liên kết được mã hóa giữa thiết bị của bạn với mạng bên ngoài. Chúng được phát triển nhằm mục đích che giấu một số hoạt động trực tuyến của người dùng.
Cụ thể, VPN Tunnel sẽ kết nối thiết bị của bạn với một mạng khác, trong đó địa chỉ IP của bạn sẽ bị ẩn và tất cả dữ liệu bạn tạo ra khi lướt web đều được mã hóa.
Việc kết nối với các trang web thông qua VPN Tunnel giúp bạn có thể ngăn các doanh nghiệp, cơ quan chính phủ, tin tặc theo dõi hoạt động trực tuyến hoặc xem địa chỉ IP của bạn. (Địa chỉ IP có thể xác định vị trí thực của bạn khi bạn đang trực tuyến).
Ngoài ra, VPN Tunnel còn rất hữu ích khi bạn đăng nhập vào Internet bằng Wifi công cộng như tại khách sạn, quán cà phê, thư viện,… VPN Tunnel còn được ví như một đường ống chứa. Chúng có thể cách ly và đóng gói lưu lượng truy cập mạng để tạo ra một Tunnel đáp ứng tiêu chí riêng tư cho dữ liệu. Giúp chúng an toàn khi truyền trong những mạng không bảo mật.
VPN Tunnel hoạt động như thế nào?
Để kết nối với internet thông qua VPN Tunnel, trước tiên bạn sẽ phải đăng ký một dịch vụ VPN. VPN là chìa khóa để ẩn địa chỉ IP và bảo vệ hoạt động trực tuyến của bạn khỏi những kẻ rình mò. Bạn hãy coi quá trình hoạt động của VPN Tunnel như việc đóng gói và mã hóa dữ liệu.
Đóng gói dữ liệu
Trước khi truy cập vào các trang web, bạn cần đăng nhập vào dịch vụ của nhà cung cấp VPN. Lúc này, các trang web bạn truy cập cũng như nhà cung cấp dịch vụ internet (ISP) sẽ không thể thấy địa chỉ IP của bạn. Thay vào đó, họ sẽ thấy địa chỉ IP của nhà cung cấp VPN. Việc này giúp bảo vệ quyền riêng tư.
Về bản chất, khi bạn nhấp vào liên kết hoặc tải xuống tệp từ một trang web, sẽ không ai biết đó là hoạt động của bạn. Bởi nhà cung cấp VPN đã xây dựng một đường hầm xung quanh hoạt động trực tuyến của bạn. Tạo ra một rào cản giữa những dữ liệu của bạn và những người khác. Đó được gọi là quá trình đóng gói dữ liệu.
Mã hóa dữ liệu
Tuy nhiên, nếu chỉ thực hiện “đóng gói dữ liệu” có thể sẽ không đủ để bảo vệ quyền riêng tư của bạn. Đó là lý do tại sao các nhà cung cấp VPN thực hiện thêm một bước nữa để mã hóa dữ liệu khi bạn đang trực tuyến. Khi dữ liệu của bạn được mã hóa những kẻ rình mò sẽ không thể chặn và giải mã chúng.
Đây cũng được coi là một lớp bảo vệ bổ sung. Khi bật lớp bảo vệ này lên, tin tặc hay bất kỳ ai cũng không thể theo dõi bạn. Những trang web bạn đã truy cập, tệp tải xuống, video phát trực tuyến hay trò chơi trực tuyến đều được bảo mật.
Các giao thức VPN Tunnel
Không phải tất cả các VPN Tunnel đều hiệu quả như nhau trong việc bảo vệ quyền riêng tư trực tuyến. Độ mạnh của chúng phụ thuộc vào loại giao thức đường hầm của nhà cung cấp VPN. Thậm chí, một số giao thức đã lỗi thời. Chúng cung cấp mã hóa dữ liệu không đủ mạnh để ngăn chặn các hành vi theo dõi trực tuyến. Vì vậy, bạn nên lựa chọn nhà cung cấp VPN dựa trên giao thức đường hầm của họ.
PPTP
PPTP (Point to Point Tunneling Protocol) là một trong những phiên bản VPN lâu đời nhất vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay. Điểm mạnh của giao thức này là tốc độ. Chúng có tốc độ kết nối cực nhanh.
Tuy nhiên, tốc độ này lại phải trả một cái giá khá đắt. Bởi PPTP nhanh một phần do mức độ mã hóa dữ liệu của nó yếu so với những tiêu chuẩn hiện nay. Điều này có nghĩa là người ngoài hoặc những tin tặc có thể dễ dàng bẻ khóa mã hóa dữ liệu do giao thức này cung cấp. Nếu bạn quan tâm nhiều đến vấn đề bảo mật, hãy cân nhắc và lựa chọn một dạng giao thức mạnh hơn.
L2TP / IPSec
Layer 2 Tunneling Protocol chính là một bước tiến so với PPTP. Đó là bởi giao thức Tunnel này cung cấp hai giai đoạn bảo vệ. L2TP thường được ghép nối với IPSec. Cả L2TP và IPSec của giao thức này đều tạo mã hóa riêng. Điều này giúp tạo ra hai lớp bảo vệ cho dữ liệu trực tuyến của người dùng.
Tuy nhiên, chúng vẫn có những nhược điểm nhất định. Do có hai lớp mã hóa, khiến tốc độ kết nối trực tuyến chậm hơn. L2TP / IPSec đôi khi cũng bị tường lửa chặn. Đó là bởi loại VPN Tunnel này sử dụng các cổng cố định.
IKEv2
Đây là một giao thức liên kết bảo mật được hợp tác nghiên cứu và phát triển bởi Microsoft và Cisco. Giao thức được sử dụng nhằm thiết lập liên kết xác thực và mã hóa dữ liệu giữa hai máy tính. IKEv2 cũng thường được ghép nối với IPSec. IKEv2/IPsec cung cấp mã hóa lên đến 256 bit. Cùng với đó là những key mật mã vô cùng mạnh mẽ.
SSTP
SSTP (Secure Socket Tunneling Protocol) khác biệt hơn so với những giao thức khác. Bởi chúng chỉ có sẵn trên hệ điều hành Windows. Loại giao thức VPN Tunneling này rất an toàn. Chúng cũng không sử dụng các cổng cố định, vì vậy có thể dễ dàng vượt qua tường lửa hơn.
Tất nhiên, việc không khả dụng với các hệ điều hành khác ngoài Windows đã khiến nhà cung cấp này mất khá nhiều người dùng tiềm năng.
OpenVPN
Nếu bạn đang tìm kiếm biện pháp bảo vệ mạnh nhất khi trực tuyến. Hãy cân nhắc đầu tư vào nhà cung cấp dịch vụ VPN dựa trên giao thức OpenVPN. Giao thức này hoạt động với tất cả các hệ điều hành phổ biến như Linux, Window, Mac, Android, iOS.
Còn nếu bạn đang tìm kiếm một hệ điều hành độc lập, OpenVPN có thể phù hợp để bảo vệ bạn. Bởi chúng hoạt động với các hệ thống như FreeBSD, NetBSD, Solaris và OpenBSD.
OpenVPN hiện được coi là giao thức đứng đầu của VPN Tunnel. Đó là bởi mã hóa của chúng vô cùng mạnh. Đây cũng là một lựa chọn hoàn hảo cho nhu cầu sử dụng để vượt tường lửa.
Nên lựa chọn giao thức VPN Tunnel nào?
Theo các chuyên gia, VPN Tunnel được đánh giá cao nhất trong những giao thức trên. Vì vậy bạn có thể cân nhắc lựa chọn. OpenVPN có khả năng mã hóa vô cùng mạnh mẽ, tránh tường lửa. Đây được coi là những tiêu chuẩn vàng khi lựa chọn VPN hiện nay.
OpenVPN chính là một trong những giao thức VPN tốt nhất dành cho các cá nhân. Có thể hoạt động và tương thích với mọi nền tảng phổ biến hiện nay. Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc lựa chọn những giao thức khác như 2TP/IPSec, IKEv2/IPSec, SSTP. Những tính năng mà chúng mang đến cho người dùng cũng khá tốt. Tuy nhiên, chúng lại bị hạn chế tại một vài nền tảng nhất định.
Có những đơn vị cung cấp VPN nào?
Những đơn vị cung cấp VPN hiện nay bao gồm đơn giao thức và đa giao thức. Cụ thể:
- VPN đơn giao thức: Là đơn vị sẽ chỉ cung cấp duy nhất một loại giao thức. Thông thường phổ biến nhất vẫn là OpenVPN.
- VPN đa giao thức: Hỗ trợ mọi giao thức được nhắc đến ở trên. Đơn vị có khả năng cung cấp dịch vụ VPN cho những đối tượng khách hàng là cá nhân và cả doanh nghiệp.
Nhìn chung, cả hai nhà cung cấp VPN này đều có những tính năng mang lại lợi ích cho người dùng, giúp che giấu hoạt động trực tuyến của bạn. Các lớp bảo mật giúp bạn an toàn và cảm thấy yên tâm hơn. Bên cạnh đó là rất nhiều lợi ích khác.
Lưu ý sử dụng VPN Tunnel để được bảo vệ quyền riêng tư khi trực tuyến
- Về cơ bản, VPN sẽ không thể giữ bí mật danh tính hoặc mã hóa dữ liệu nếu bạn quên kết nối VPN trước khi truy cập Internet. Bởi có những trường hợp trước đó bạn đã ngắt kết nối VPN nhưng quên chưa bật lại. Vì vậy hãy thật sự lưu ý và chắc chắn bạn đã kết nối VPN trở lại trước khi truy cập Internet.
- Bạn cần bật tính năng bảo vệ VPN trên tất cả các thiết bị khi bạn sử dụng để truy cập web tại các vị trí công cộng. Việc này giúp bạn được bảo vệ quyền riêng tư trực tuyến của mình.
- Bạn muốn hỗ trợ về tốc độ đường truyền hay mức độ bảo vệ quyền riêng tư? Giá cả có phải là vấn đề bạn quan tâm hay không? Hãy cân nhắc thật kỹ để lựa chọn nhà cung cấp VPN có giao thức phù hợp.
Bài viết trên là những thông tin tổng quan về VPN Tunnel. Qua đó, giúp bạn đọc tìm được giải đáp cho những thắc mắc rằng VPN Tunnel là gì? Chúng hoạt động như thế nào? Hiện nay, có những giao thức VPN nào? Mong rằng những thông tin trên đã cần thiết và có ích với bạn. Đừng quên theo dõi rubyvpn.com để thường xuyên cập nhật những thông tin thú vị và bổ ích nhé!